Trung tâm Tiết kiệm
năng lượng và Sản xuất sạch hơn cùng hơn 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc tỉnh
Bắc Ninh đã tới tham dự hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội
thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Vững – Phó Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Bắc Ninh nói:
“Để thực hiện sản xuất sạch hơn trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, hôm
nay, chúng ta về đây cùng nhau tập trung thảo luận để nắm rõ hơn về sản xuất sạch
nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, giữ gìn
nâng cao sức khỏe cho lao động và công đồng dân cư, sản xuất mang tính chất sạch
và bền vững…”
Đại diện Quỹ Ủy thác
Tín dụng xanh tại Việt Nam, Bà Nguyễn Lê Hằng – Điều phối viên đã giới thiệu một
số cơ chế hỗ trợ tài chính của GCTF giúp các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới
để giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất sạch và
thân thiện hơn với môi trường đồng thời giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp.
Theo thống kê, trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng hơn 800
doanh nghiệp. Đa số là các doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ thuộc ngành công nghiệp
nông thôn, việc đầu tư công nghệ và trang thiết bị mới là rất khó khăn. Nhà nước
đã có chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng
nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này gặp nhiều trở ngại do giá trị thế chấp nhỏ,
không có khả năng bảo lãnh tín dụng. Những chính sách hỗ trợ tài chính của Quỹ Ủy
thác Tín dụng xanh là phương án phù hợp để giải quyết khó khăn hiện nay của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh.
Với các dự án đầu tư
công nghệ sạch hơn, giảm thiểu các tác động đến môi trường, GCTF sẽ bảo lãnh tối
đa 50% tổng giá trị khoản vay và trả thưởng
tối đa 25% tổng giá trị khoản vay cho các dự án đầu tư công nghệ sạch hơn từ
trung đến dài hạn. Ví dụ đơn giản, nếu doanh nghiệp có dự án đầu dây truyền sản
xuất mới trị giá 100.000 USD phù hợp với các tiêu chí hỗ trợ của Quỹ Ủy thác
Tín dụng xanh, Quỹ sẽ bảo lãnh 50.000 USD. Sau khi dự án đi vào hoạt động ổn định,
GCTF sẽ trả thưởng cho doanh nghiệp 15 – 25% giá trị dự án nếu dự án làm cải
thiện môi trường từ 30% - 50%, doanh nghiệp chỉ phải trả ngân hàng 75 – 85% dự
án.
Kết thúc buổi hội thảo,
Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh cùng Hội làm vườn của tỉnh đã đi khảo sát thực tế hoạt
động sản xuất của một số doanh nghiệp trong tỉnh. Tại huyện Thuận Thành, đoàn
khảo sát đã có dịp đến thăm trang trại nuôi lợn của bác Đẩu. Đây là một trang
trại lớn với hơn 3.500 con trên diện tích 5 ha. Bác Đẩu đã ứng dụng công nghệ
Bioga vào xử lý nước thải trong chăn nuôi, sử dụng khí gas thu được để chế biến
thực phẩm cho lợn và phục vụ hoạt động sản xuất. Trong thời gian tới, bác Đẩu dự
định sẽ mở rộng cơ sở sản xuất song song với việc đầu tư công nghệ xử lý nước
thải. Khác với dự án của bác Đẩu, doanh nghiệp dệt sợi của cô Ngừng thuộc huyện
Tiên Du muốn đầu tư máy se sợi công nghệ mới để giảm tiếng ồn, tiết kiệm điện
năng, tăng năng suất lao động. Theo đánh giá của Quỹ, đây đều là các dự án có tính
khả thi cao.
Thu Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét