Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Xác định việc tác động môi trường của dự án được thực hiện như thế nào?


Để xác định việc giảm tác động môi trường, VNCPC sẽ tiến hành đánh giá môi trường sơ bộ theo thủ tục ISO 14001 để xác định các khía cạnh môi trường quan trọng của Công ty. Những giới hạn của hệ thống hoạt động môi trường của Công ty cần phải được định rõ trong khuôn khổ dự án và VNCPC phải kiểm chứng xem dự án có góp phần để cải thiện ít nhất một trong số các khía cạnh môi trường quan trọng của toàn Công ty không. Mục đích là hỗ trợ các dự án đầu tư nhằm cải thiện tác động môi trường chung của Công ty.

VNCPC sẽ đưa ra các chỉ số môi trường chính của dự án (xem danh mục ở dưới) và xác định chỉ số môi trường nào có khả năng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dự án. Trong những trường hợp như vậy thì cần thiết phải kiểm tra cả các chỉ số chủ yếu lẫn các chỉ số bổ sung, cũng như đưa ra được phương pháp luận để so sánh và đánh giá cân bằng giữa các tác động tiêu cực và tích cực đối với môi trường.

Khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng và làm các thủ tục vay vốn với Ngân hàng thì trước khi bắt đầu tiến hành thực hiện dự án, VNCPC sẽ tiến hành đo đạc các chỉ số lựa chọn để làm cơ sở cho tính toán mức giảm tác động môi trường. Để làm được việc này, Trung tâm có thể sử dụng dịch vụ từ các bên thứ ba là các Trường Đại học, các phòng thí nghiệm môi trường của các cơ quan chức năng, v.v…

Khi tiến hành xong việc đo đạc các chỉ số môi trường trước khi thực hiện dự án (đo đạc tiền kỳ), Công ty sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện dự án.Trong khoảng từ 3 đến 6 tháng sau khi dự án hoàn thành và đi vào vận thành thử (phải đảm bảo kết quả hoạt động có tính ổn định), VNCPC tiến hành đo đạc lại các chỉ số môi trường đã lựa chọn (đo đạc hậu kỳ).

So sánh các chỉ số chính trong đo đạc tiền kỳ và hậu kỳ cùng với việc phân tích của các ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số khác GCTF sẽ xác định mức phần trăm mà doanh nghiệp được thưởng.

Lưu ý: Cả việc đánh giá chi tiết tác động môi trường lẫn đo đạc các chỉ số của dự án là trách nhiệm độc lập của VNCPC. Các chi phí liên quan đến các hoạt động này có thể được bao gồm trong giá trị của khoản tín dụng vay.

Các chỉ số môi trường
Các chỉ số sẽ được đo để đánh giá tác động môi trường được chia thành nhóm có tầm ảnh hưởng toàn cầu và nhóm có tầm ảnh hưởng cục bộ:
Các chỉ số môi trường toàn cầu 1. Phát thải GHG: là các loại khí nhà kính được liệt kê trong Nghị định thư Kyoto, tính quy đổi ra CO2 tương đương.
2. Phát thải ODS: là các chất làm suy giảm tầng ozon, được liệt kê trong Nghị định thư Montreal.
3. Phát thải POPs: là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, được liệt kê trong Công ước Stockholm.
Các chỉ số môi trường cục bộ 4. Các chỉ số ô nhiễm không khí: PM (các phát thải dạng hạt trong không khí), SO2 (Sulfur Bioxide) and VOCs (hợp chất hữu cơ bay hơi) – là những vấn đề ô nhiễm không khí quan trọng nhất tại khu vực đô thị, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
5. Các chỉ số ô nhiễm nước: BOD (nhu cầu oxi sinh học), COD (nhu cầu oxi hóa học), TOC (tổng cacbon hữu cơ).
6. Sử dụng nước sạch.
7. Sử dụng năng lượng: Sử dụng năng lượng không nhất thiết phải được phản ảnh qua việc giảm GHG hoặc ô nhiễm môi trường cục bộ trong các trường hợp thay đổi nhiên liệu.

Quy trình thủ tục xét duyệt và triển khai dự án


Quy trình thủ tục xét duyệt và triển khai dự án được thực hiện theo các bước như sơ đồ dưới đây:

(1): Doanh nghiệp có dự án mong muốn tham gia Quỹ điền vào mẫu đăng ký Download tại: http://gctf.vn/tai-ve/ nhằm xác định tổng số tiền đầu tư, tác động môi trường dự kiến giảm được, công nghệ sử dụng và dòng tiền dự án.
Doanh nghiệp gửi bản đăng ký về Ngân hàng mà DN lựa chọn.

(2): Ngân hàng thẩm định Dự án theo khía cạnh tài chính (nợ xấu, danh mục đầu tư được ưu tiên…) và đưa ra báo cáo thẩm định về khả năng chấp nhận của dự án và chuyển hồ sơ cho VNCPC. Tuy nhiên, ở bước này, ngân hàng chưa cam kết chấp nhận cho vay vốn

(3): Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, VNCPC tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án

(4): Sau khi nhận được báo cáo thẩm định sơ bộ đánh giá tích cực từ cả NH và VNCPC, VNCPC đi vào đánh giá thẩm định chi tiết: xem xét lại tất cả các khía cạnh môi trường liên quan theo quy trình ISO 14001, đánh giá công nghệ được lựa chọn, các tác động môi trường chủ chốt, đánh giá tính kinh tế của dự án. Kết quả của đánh giá này có thể là tiêu cực ngay cả khi đánh giá sơ bộ cho kết quả tích cực.
Với những dự án có mức tín dụng dự kiến lên tới trên 100.000 USD, hồ sơ và kết quả thẩm định dự án được gửi cho Trung tâm tham vấn Thụy Sĩ để đánh giá chi tiết hơn.

(5): Đánh giá tín dụng của Ngân hàng: phân tích mức tín dụng, lãi suất, thiết lập mức bảo lãnh, cơ chế giải ngân và ký kết Hợp đồng vay vốn.

(6): Dự án được giải ngân để đi vào hoạt động

(7): Sau khi dự án kết thúc, VNCPC tiến hành đánh giá để đảm bảo khoản tín dụng được sử dụng đúng mục đích
Trong vòng từ 3 đến 6 tháng kể từ khi dự án kết thúc phần lắp đặt và vận hành thử, VNCPC tiến hành đo đạc lại các thông số môi trường. Giai đoạn này phải được thực hiện trong điều kiện vận hành ổn định để đảm bảo kết quả là có tính đại diện. Với các thông số môi trường đo đạc được trước và sau khi thực hiện dự án, VNCPC xác định và thông báo tới SECO mức trả thưởng DN được hưởng

(8): GCTF sẽ chuyển khoản trả thưởng về Ngân hàng cung cấp tín dụng và vì thế giảm bớt tổng giá trị khoản tín dụng DN phải trả cho NH sau này.

Các điều kiện vay tín dụng thỏa thuận giữa DN và NH còn lại vẫn tiến hành bình thường cho tới khi hết thời hạn.

Thời gian và mức phí: Thời gian xem xét trung bình cho 1 dự án: 75 ngày; thời gian triển khai dự án đầu tư từ 3-6 tháng với phí thẩm định của cơ quan điều phối là 2-3% tổng giá trị tín dụng, trong đó Quỹ GCTF sẽ hỗ trợ một nửa.

Danh mục chi phí được hỗ trợ: Chi phí phần cứng (bao gồm cả phần lắp đặt) đối với các thiết bị có liên quan đến tác động môi trường đang xem xét; Vốn hoạt động cộng thêm để triển khai đầu tư; Thuê tư vấn bên ngoài cần thiết đối với dự án đầu tư; Phí tín dụng của tổ chức tài chính; Các khoản thuế và phí trả cho việc nhập khẩu và triển khai đầu tư (trừ VAT)

Danh mục chi phí KHÔNG được hỗ trợ: Nhân lực và các chi phí nội bộ khác của DN để phát triển hoặc triển khai dự án; Các chi phí liên quan đến đất hoặc sử dụng đất; Các chi phí liên quan đến xây dựng hoặc tái xây dựng hoặc tháo dỡ nhà xưởng ngoại trừ có mối quan hệ mật thiết và rõ ràng với yêu cầu của thiết bị mới; Các chi phí liên quan đến bảo dưỡng và vận hành; Các chi phí cho phương tiện chuyên chở các loại.

Tiêu chí doanh nghiệp và các dự án nằm trong phạm vi hỗ trợ của Quỹ GCTF


Để có thể được xét duyệt hỗ trợ vay vốn, các DN và dự án cần đạt được các tiêu chí sau:

(1)   Quy mô DN: vốn điều lệ < 5 triệu USD, số nhân viên < 1000
Quỹ GCTF chú trọng hỗ trợ các DN vừa và nhỏ, ngoài ra các công ty lớn đáp ứng được các tiêu chí sau đây thì cũng được xem xét hỗ trợ: Dẫn đầu trong một lĩnh vực và có nhiều DN tương tự với quy mô nhỏ hơn đang hoạt động cùng lĩnh vực hoặc công nghệ dự định đầu tư là các công nghệ tiên tiến và có khả năng nhân rộng cho các DN vừa và nhỏ khác

(2)   Hình thức sở hữu: ít nhất 51% sở hữu trong nước.Doanh nghiệp phải độc lập với các công ty Quốc tế và không phải là một phần của công ty đa quốc gia

(3)   Tình trạng doanh nghiệp: đã được thành lập và đang hoạt động

(4)   Ngành nghề: Sản xuất công nghiệp; Dịch vụ và thương mại: nhà hàng/dịch vụ ăn uống; khách sạn/trung tâm hội nghị; trung tâm thương mại; khu vui chơi – giải trí; tòa nhà văn phòng; cơ sở giặt là/nhuộm

(5)   Mục tiêu dự án: thay đỏi phương thức sản xuất. Tác động môi trường được đánh giá phải nằm trong khuôn viên của DN

(6)   Tình trạng của quá trình đầu tư: đầu tư mới

(7)   Tình trạng thiết bị được đầu tư: thiết bị mới hoặc second hand, mang lại hiệu quả về môi trường.

(8)   Loại hình đầu tư: Thay thế dây chuyền hoặc thiết bị: so sánh tác động môi trường trước và sau khi đầu tư hoặc với loại hình đầu tư dây chuyền mới: tác động môi trường phải tốt hơn trường hợp “đầu tư thiết bị thông thường”

(9)   Quy mô tín dụng: từ 10.000 USD đến 1.000.000.000USD ngân hàng có thể chấp thuận khoản tín dụng lớn hơn những Quỹ chỉ thực hiện bảo lãnh 50% cho mức tín dụng tối đa 1 triệu USD

(10)           Tuân thủ pháp luật: Quỹ không tài trợ cho các khoản đầu tư với mục đích trực tiếp là tuân thủ luật môi trường.Có thể có ngoại lệ khi không có sự bắt buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn pháp luật

(11)           Tác động môi trường: giảm ít nhất 30% một số chỉ số tác động môi trường được lựa chọn đo đạc trước và sau khi đầu tư
Chỉ số môi trường toàn cầu
  1. Các loại khí nhà kính
  2. Các loại khí gây suy giảm tầng ozon
  3. Các loại chất độc khó phân hủy (POPs)
Chỉ số môi trường địa phương
  1. Bụi lơ lửng PM10
  2. BOD, COD hoặc TOC
  3. Sử dụng nước sạch
  4. AOX (hợp chất hologen hữu cơ dễ bị hấp thụ)
  5. Kim loại nặng trong nước thải
  6. Hợp chất hữu cơ bay hơi

(12)        Doanh nghiệp bền vững: tuân thủ các tiêu chí môi trường tổng thể và trách nhiệm xã hội cơ bản

(13)        Đa dạng hóa: tổng tín dụng tối đa là 3 triệu USD cho các trường hợp tương tự nhau: tương tự về mặt công nghệ, không phải chỉ về ngành; phân bổ đầu tư tốt và tạo tác dộng rộng lớn hơn

(14)        Yêu cầu của cùng một khách hàng đăng ký nhiều hơn 1 dự án: tổng trả thưởng không quá 200.000 USD và tổng bảo lãnh từ GCTF không quá 500.000 USD tại thời điểm bất kỳ.

(15)        Giảm khí nhà kính: giảm xuống còn tối đa 6.000 tấn CO­2tương đương /năm. Nếu vượt quá, DN nên thực hiện dự án theo cơ chế phát triển sạch (CDM).  Với trường hợp ngoại lệ, DN phải chứng minh tại sao không khả thi với CDM

(16)        Khả năng sinh lợi của đầu tư: Dự án được đầu tư phải có hiệu quả sinh thái với thời gian hoàn vốn nên nằm trong khoảng 4-7 năm bao gồm cả phần trả thưởng. Với trường hợp ngoại lệ: Công nghệ xử lý cuối đường ống kết hợp với công nghệ thân thiện với sinh thái cũng được chấp nhận
Bên cạnh đó các DN phải đạt được các tiêu chí cho vay của ngân hàng và dự án đầu tư phải được thẩm định và có sự thông qua của VNCPC về các tiêu chí kỹ thuật

Vai trò của các bên trong vận hành Quỹ GCTF


Các cơ quan tài chính (ACB, Techcombank, VIB) có vai trò đánh giá khách hàng về hiện trạng tài chính: tình hình sản xuất kinh doanh, nợ xấu… để bước đầu quyết định khách hàng có đủ điều kiện vay vốn hay không, sau đó sẽ đàm phán với các doanh nghiệp về mức vốn, lãi suất, loại tiền, thời gian vay và các điều kiện về giải ngân.
Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) có vai trò thẩm định dự án xin hỗ trợ của Quỹ về mặt kỹ thuật để xác định tính khả thi của dự án; làm trung tâm điều phối trao đổi thông tin về các khách hàng cho các ngân hàng, SECO và Ban quản lý Quỹ; tư vấn cho các NH về các vấn đề tác động môi trường, tài chính của công nghệ sản xuất sạch hơn và kiểm tra, đánh giá tác động của việc đầu tư để xác định mức trả thưởng
Trung tâm tham vấn tại Thụy Sĩ  (CSD) có vai trò tư vấn cho VNCPC về các vấn đề kỹ thuật chuyên sâu các dự án có giá trị tín dụng > 100.000USD
Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) là nguồn cấp ngân sách cho Quỹ GCTF hoạt động, thực hiện chức năng bảo lãnh tín dụng của Quỹ thông qua việc yêu cầu Royal Bank of Canada phát hành Thư tín dụng dự phòng cho các Ngân hàng Thương mại và phát hành thư cam kết trả thưởng cho DN.

Nguồn: http://gctf.vn/vai-tro-cua-cac-ben-trong-van-hanh-quy-gctf/

Cơ cấu vận hành Quỹ GCTF


Quỹ GCTF được vận hành với sự tham gia của các cơ quan tài chính, Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam, Trung tâm tham vấn tại Thụy Sỹ và Cục kinh tế Liên bang Thụy Sỹ

Cơ quan tài chính: SECO đã tiến hành khảo sát và chọn làm các đối tác tài chính – là các NHTM đang hoạt động tại VN – sau đây vào Quỹ với chức năng thực hiện việc thẩm định chuyên môn và cung cấp vốn vay tới các Dự án đầu tư của DN:
Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB: www.acb.com.vn
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank: www.techcombank.com.vn
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB: www.vib.com.vn

Cơ quan tư vấn kỹ thuật

 Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam – VNCPC: www.vncpc.vn
Đơn vị tiền thân của Công ty TNHH Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC)- là Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam – được thành lập vào tháng 4 năm 1998 tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. VNCPC được coi là cơ quan hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn (SXSH). Mục đích các hoạt động của VNCPC là đóng góp cho sự phát triển bền vững thông qua việc thúc đẩy thực hiện và quảng bá các quá trình sản xuất công nghiệp có hiệu quả về mặt sinh thái. Các nhóm đối tượng quan tâm của VNCPC bao gồm các đơn vị sản xuất công nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ. VNCPC cũng đã được xây dựng và duy trì hệ thống quản l‎ý cấp các chứng chỉ ISO 9001 và ISO 14001 từ tháng 2 năm 2002VNCPC hiện có 16 nhân viên có trình độ và kỹ năng phù hơp để thực hiện các dịch vụ: Tư vấn và đào tạo về SXSH, sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả; Đánh giá, tư vấn và chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường; Tư vấn và đào tạo CSR, OHS, EMS, Đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững, Bảo dưỡng Công nghiệp, CDM; Đánh giá, tư vấn và chuyển giao công nghệ xử lý nước thải; Tư vấn tiếp cận các nguồn tài chính ưu đãi cho các dự án đổi mới công nghệ;

Trong những năm qua, VNCPC đã thực hiện nhiều hội thảo, hội nghị nhằm quảng bá SXSH cho các tỉnh thành trên cả nước. Đến nay đã có 100 chuyên gia tư vấn SXSH được VNCPC đào tạo và cấp chứng chỉ. Bên cạnh đó, 20 trường đại học công lập và dân lập đã lồng ghép SXSH vào các chương trình giảng dạy của mình. Ngoài ra VNCPC cũng đã tham gia dự thảo chính sách cho Chiến lược môi trường Quốc gia giai đoạn 2000-2010, Chương trình hành động Quốc gia về Sản xuất sạch hơn giai đoạn 2000-2005 và gần đây nhất là đóng góp ‎ý kiến cho Chiến lược SXSH trong Công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 7/9/2009. VNCPC cũng đã cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thành công Hội nghị bàn tròn Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 7 về Sản xuất và Tiêu thụ Bền vững tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2007.
Trong giai đoạn 2005 – 2009, VNCPC đã triển khai trên 200 đánh giá SXSH và các vấn đề cải tiến khác có liên quan trong các ngành khác nhau như dệt nhuộm, giấy và bột giấy, hoàn tất kim loại, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm và đồ uống và thủy sản, tinh bột sắn, hóa chất, cao su, sản phẩm gỗ, đóng tàu, … Cho tới nay các doanh nghiệp tham gia chương trình đánh giá SXSH của VNCPC đã đầu tư khoảng 3,4 triệu USD để thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn và thu được lợi ích kinh tế là cắt giảm chi phí sản xuất hàng năm khoảng 3,3 triệu USD (nghĩa là thời gian hoàn vốn trung bình của đầu tư cho các giải pháp SXSH khoảng 1 năm) thông qua giảm tiêu thụ đầu vào cho sản xuất hàng năm trêng 1 triệu m3 nước tiêu thụ, 700 tấn hoá chất và khoảng 12 triệu kWh điện.

Trung tâm tham vấn Thụy Sĩ: Tư vấn kỹ thuật cho VNCPC đối với các dự án có mức vay vốn lớn.

Cơ quan thiết kế và tài trợ của Quỹ

Cục kinh tế liên bang Thụy Sĩ (SECO): www.seco-cooperation.ch chịu trách nhiệm các vấn đề về kinh tế và thương mại trong nước cũng như các nhiệm vụ kinh tế quốc tế của Thụy Sĩ. Một trong những nhiệm vụ đó là xác định sự phát triển các hợp tác trong vấn đề kinh tế và thương mại có ưu tiên với một số nước được lựa chọn. Một số các hợp tác đã triển khai thành công đó là thành lập và hỗ trợ các Trung tâm Sản xuất sạch hơn ở những nước này trong đó có Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam.

Nguồn: www.http://gctf.vn/co-cau-van-hanh-quy-gctf/ 

Mục tiêu và đặc điểm Quỹ GCTF


Mục tiêu của Quỹ là thúc đẩy đầu tư trung và dài hạn cho công nghệ sạch hơn nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và đóng góp cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp và dịch vụ Việt Nam đồng thời tạo sự hấp dẫn đối với đầu tư vào công nghệ sạch hơn.
Ví dụ:
1 DN muốn đầu tư thiết bị trị giá 100.000 USD với lợi ích hàng năm 20.000 USD
Nếu đầu tư thông thường
Thời gian hoàn vốn: 5 năm
Vay vốn thông qua GCTF với mức hỗ trợ tối đa 25%
Giá trị đầu tư còn lại: 75.000 USD
Thời gian hoàn vốn: 3,75 USD

Đặc điểm của GCTF
(1)   Nguồn ngân sách của GCTF do SECO cung cấp (5 triệu USD) chỉ bao gồm 2 mục tiêu: hỗ trợ thế chấp thông qua bảo lãnh (2 triệu USD) và trả thưởng cho dự án hoàn thành (3 triệu USD)
(2)   Các bên tham gia:
Thẩm định tài chính và cung cấp tín dụng: ACB, VIB, Techcombank
Thẩm định kỹ thuật và môi trường: VNCPC, CSD
Quản lý nguồn quỹ: SECO ủy thác qua RBC
(3)   Hỗ trợ tài chính cho các dự án công nghệ sạch hơn:
Cái thiện môi trường > 30%: trả thưởng 15%
Cải thiện môi trường > 50%: trả thưởng 25%
Không có khoảng giữa và mức trả thưởng tối đa là 200.000 USD
(4)   Thời gian dự án: 2-5 năm
(5)   Không can thiệp tới chính sách lãi suất cho vay của các Ngân hàng

Nguồn: http://gctf.vn/muc-tieu-va-dac-diem-quy-gctf/

Giới thiệu chung về Quỹ tín dụng xanh


Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) được thành lập từ một sáng kiến hỗ trợ tài chính của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) dành cho các nước đang phát triển, nhằm thúc đẩy đầu tư trung và dài hạn vào công nghệ sạch hơn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Mô hình này đã được SECO triển khai trước đó ở Colombia và Peru (thuộc nhóm quốc gia mục tiêu của chương trình hỗ trợ mà SECO dành cho các nước đang phát triển). Từ kinh nghiệm triển khai tại hai quốc gia này và qua khảo sát đặc điểm, hiện trạng hoạt động của ngành ngân hàng cũng như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ, cuối năm 2007, SECO đã chính thức cho ra mắt Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh tại Việt Nam thông qua sự điều phối của Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam(VNCPC)
Theo đó, GCTF giúp các DN tiếp cận các nguồn tài chính khi không đủ khả năng ký quỹ để vay vốn thông qua việc bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ một phần vốn đầu tư để DN lắp đặt vận hành công nghệ sạch hơn và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
GCTF được vận hành với sự tham gia của các ngân hàng thương mại: ACB, VIB, Techcombank; Trung tâm sản xuất sạch hơn VN (VNCPC), Trung tâm tham vấn tại Thụy Sỹ và Cục kinh tế Liên bang Thụy Sỹ.

Nguồn: http://gctf.vn/gioi-thieu-chung-ve-quy-tin-dung-xanh/ 

Giới thiệu về Sản xuất sạch hơn


Kể từ khi khái niệm “Sản xuất sạch hơn” (UNEP) lần đầu tiên được giới thiệu vào nước ta năm 1995, đến nay khái niệm này đã được nhiều người biết đến hơn. Việc hiểu và nắm rõ phương pháp luận này là yếu tố then chốt đảm bảo cho công tác triển khai thực hiện SXSH tại địa phương hay tại doanh nghiệp. Yêu cầu quảng bá rộng rãi  khái niệm hay phương pháp luận này cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp đến năm 2020.
Dưới đây xin trình bày tổng quan về phương pháp luận này.
Sản xuất sạch hơn là gì?
UNEP định nghĩa sản xuất sạch hơn là. việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ:sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ
Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một Đánh giá về sản xuất sạch hơn.
Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là:
•           Giảm thiểu chất thải;
•           Phòng ngừa ô nhiễm; và
•           Năng suất xanh.
Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn; đều cùng có ý tưởng cơ sở là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.
Sản xuất sạch hơn và kiểm soát ô nhiễm
Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý khí thải, nước thải hay bã thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường như ISO14000.

Các giải pháp về sản xuất sạch hơn
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể được chia thành các nhóm sau:
•           Giảm chất thải tại nguồn;
•           Tuần hoàn
•           Cải tiến sản phẩm.
Giảm chất thải tại nguồn
Về cơ bản, ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm.
Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể dược thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng dể tránh tổn thất. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.
Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ… cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần rơi vãi từ các chi tiết được mạ.
Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện dại và có hiệu quả hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng dung tỷ thấp hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.

Tuần hoàn
Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.
Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập “chất thải” và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước giặt từ một quá trình cho quá trình giặt khác.
Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) “các dòng thải” dể có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực phẩm.

Thay đổi sản phẩm
Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn.
Đổi mới sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp dậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp dậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì dã tránh được các vấn dề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp dậy dó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng.

Cải tiến bao gói có thể là quan trọng. Vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa cac-tông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.
Lợi ích của Sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%!
Tại sao vậy ? Các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn là doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn.
Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng:Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng lớn.
Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn: Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.
Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện: Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi bạn đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, bạn sẽ có thể mở ra đựoc nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.
Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái.
Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO 14001 dễ dàng hơn.

Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn: Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn. Không cần phải nhắc lại, một công ty với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.
Môi trường làm việc tốt hơn: Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, bạn có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được khả năng cạnh tranh.
Tuân thủ luật môi trường tốt hơn: Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên nagỳ một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu này thường yêu cầu việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. Sản xuất sạch hơn dẫn dến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố theo qui luật vòng tròn.
Đánh giá sản xuất sạch hơn là gì?
Đánh giá SXSH  là các hoạt động được tiến hành nhằm xác định các khả năng có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất; được thực hiện bởi bản thân doanh nghiệp hoặc do cơ quan tư vấn hỗ trợ. Việc đánh giá SXSH thường tập trung vào trả lời các câu hỏi:
•           Các chất thải và phát thải Ở ĐÂU sinh ra ?
•           Các chất thải và phát thải phát sinh do NGUYÊN NHÂN nào?
•           Giảm thiểu và loại bỏ các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp NHƯ THẾ NÀO?
Đánh giá sản xuất sạch hơn là một tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trình sản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc sản phẩm.
Quá trình đánh giá SXSH  được chia thành sáu bước là:
1. Khởi động;
2. Phân tích các công đoạn sản xuất;
3. Phát triển các cơ hội SXSH;
4. Lựa chọn các giải pháp SXSH;
5. Thực hiện các giải pháp SXSH;
6. Duy trì SXSH.
Sáu bước này  phân ra thành 18 nhiệm vụ, cụ thể như sau:
 
Các trở ngại khi thực hiện SXSH
Những điều suy diễn về sản xuất sạch hơn
Có rất nhiều điều suy diễn về sản xuất sạch hơn. Tất cả những suy diễn sau là sai:
•           Sản xuất sạch hơn chỉ thích hợp với các doanh nghiệp lớn;
•           Sản xuất sạch hơn đòi hỏi đầu tư lớn;
•           Sản xuất sạch hơn yêu cầu công nghệ hiện đại; và
•           Sản xuất sạch hơn có tiềm năng hạn chế.
Các suy nghĩ cản trở sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn sẽ cải thiện cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên sự cải thiện này yêu cầu một số thay đổi và có rất nhiều suy nghĩ cản trở sự thay đổi này:
•           Sợ bị xem là ngớ ngẩn;
•           Sợ làm ảnh hưởng đến phương thức truyền thống;
•           Sợ làm một mình;
•           Sợ bị chỉ trích;
•           Sợ bị lợi dụng; và
•           Sợ mắc phải lỗi.

Các suy nghĩ sau đã được minh chứng là sẽ “dập tắt”mọi ý tưởng mới
Đừng bao giờ chấp nhận các câu trả lời sau:
•           Để nghĩ sau đã;
•           Chúng tôi đã thử rồi;
•           Bây giờ không phải lúc;
•           Anh/chị không hiểu được vấn đề của chúng tôi;
•           Hãy nói với ông X, đây không phải là việc của tôi;
•           Lý thuyết thì có vẻ hay đấy nhưng sẽ không thực hiện được trong thực tế;
•           Mô hình sản xuất của chúng tôi quá lớn hoặc quá nhỏ;
•           Nó sẽ không làm được với sản xuất của chúng tôi; và
•           Nó không phù hợp với kế hoạch của chúng tôi.
Trên đây là những tóm lược chung nhất về khái niệm SXSH, các nhóm giải pháp và lợi ích doanh nghiệp có thể gặt hái được khi áp dụng SXSH, phương pháp đánh giá SXSH và một số trở ngại khi thực hiện. Hi vọng những tóm lược này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình triển khai thực hiện SXSH./.
Theo sxsh.vn 

Đổi mới công nghệ: Hỗ trợ không đủ, DN thờ ơ


Nhiều địa phương đều có nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư máy móc, đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, nguồn vốn vay từ các quỹ này không đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Năm 2007, TP.HCM giao Sở KH-CN TP.HCM 50 tỷ đồng để thành lập Quỹ Phát triển KH-CN TP.HCM. Sau bốn năm đi vào hoạt động, mới chỉ có bảy doanh nghiệp nhận được vốn vay từ Quỹ nói trên với tổng số tiền 30 tỷ đồng. So với hơn 140 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động ở TP.HCM thì đây quả là con số vô cùng ít ỏi!
Vốn ưu đãi không dễ vay
Giữa năm 2008, Công ty cổ phần Cơ khí và đúc kim loại Sài Gòn đã được Quỹ Phát triển KH-CN TP.HCM rót vốn vay bốn tỷ đồng cho dự án đầu tư dây chuyền công nghệ đúc mẫu chảy. Đây là công nghệ dùng để đúc các chi tiết cơ khí phức tạp với độ chính xác cao, công suất 600 tấn/năm. Là đơn vị đầu tiên được vay nguồn quỹ này, ông Lê Việt, Giám đốc công ty cho biết: thủ tục vay không quá khó, không cần thế chấp, chỉ cần chứng minh tính khả thi của dự án cho hội đồng xét duyệt.
Nhưng không phải đơn vị nào cũng được may mắn như thế… Ông Lê Quang Hiệp, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành, đơn vị đăng ký vay đầu tư vào dây chuyền sản xuất nắp nhựa chịu gas và không gas theo công nghệ dập nén, cho biết khi thẩm định dự án, thành viên thẩm định về khoa học – công nghệ ủng hộ, nhưng thành viên thẩm định về tài chính lại ít quan tâm đến hiệu quả của công nghệ, mà chỉ quan tâm đến việc thu hồi vốn.
Hiệu quả của Quỹ phát triển KH-CN đã được các doanh nghiệp chứng minh qua thực tiễn. Ông Kỳ Thiết Bảo, Giám đốc Công ty Thiết Bảo chia sẻ: đầu năm 2011, tiếp cận được nguồn vốn vay từ quỹ, công ty đã đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng cho sản phẩm do mình nghiên cứu. Sau hơn một năm mở rộng sản xuất, Thiết Bảo đã có hơn 30 dòng sản phẩm máy quấn dây với doanh thu đạt từ 5 – 6 tỷ đồng.
Theo bà Huỳnh Lưu Thanh Giang, chuyên viên Phòng Quản lý công nghệ TP.HCM: Quỹ Phát triển KH-CN TP.HCM cho vay ưu đãi nhằm kích thích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm. Số tiền Quỹ cho vay bằng 70% tổng vốn đầu tư cho dự án, nhưng không quá 10 tỷ đồng. Lãi suất vay chỉ bằng 50% so với lãi suất ngân hàng. Thời hạn vay bốn năm và được gia hạn thêm hai năm. Vì cho vay không thế chấp nên Quỹ đưa ra nhiều điều kiện buộc doanh nghiệp phải đáp ứng, chứng minh được hiệu quả đầu tư, khả năng thu hồi vốn, chứng minh tài chính ba năm liền tăng trưởng tốt, chứng minh năng lực sản phẩm bằng hợp đồng… Một dự án vay thường phải mất sáu tháng trở lên để chỉnh sửa thủ tục, thẩm định, xét duyệt.
Hỗ trợ không đủ, doanh nghiệp thờ ơ
Tháng 8.2011, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND về triển khai Chương trình KH-CN hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2015.
Theo đó, doanh nghiệp đăng ký vay vốn dùng vào việc đổi mới công nghệ, thiết bị và sản phẩm, tiết kiệm năng lượng sẽ nhận mức hỗ trợ từ 100 – 300 triệu đồng; áp dụng sản xuất sạch, xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhận mức hỗ trợ từ 100 – 300 triệu đồng; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo các tiêu chuẩn quốc tế, 30 – 100 triệu đồng; ứng dụng công nghệ thông tin với mức hỗ trợ từ 20 – 100 triệu đồng; phát triển tài sản trí tuệ với mức hỗ trợ từ 8 – 30 triệu đồng… Tuy nhiên, đến hết tháng 3.2012, vẫn chưa có doanh nghiệp nào gửi hồ sơ đăng ký xin hỗ trợ.
Trước đó, từ năm 2001, Sở KH-CN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã có chương trình KH-CN hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tổng kết chương trình này, số doanh nghiệp tham gia để nhận sự hỗ trợ còn khá khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân là sự hỗ trợ chưa hấp dẫn doanh nghiệp khi vốn vay chỉ dừng lại ở mức 30% kinh phí của dự án đăng ký vay và không quá 100 triệu đồng.
Sở KH-CN tỉnh Đồng Nai cũng có chương trình tương tự, với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng, thực hiện trong thời gian 2011 – 2015. Doanh nghiệp có thể tham gia nhiều đề án khác nhau từ áp dụng công cụ quản lý tiên tiến, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng website, đến nghiên cứu sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, tiết kiệm năng lượng… với số tiền dao động từ 1,5 – 350 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Lê Xuân Trường, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng thuộc Sở KH-CN tỉnh Đồng Nai chia sẻ, nguồn vốn trên không thấm tháp gì so với các doanh nghiệp lớn, nhưng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự hỗ trợ nói trên là rất cần thiết. Dù vậy, nó mới chỉ mang tính chất nguồn vốn “mồi” ban đầu nhằm mục đích kích thích cho doanh nghiệp đổi mới.

Thái Ngọc
Theo khoahoc.baodatviet.vn 

Công ty CP Nhựa Tân Phú: Đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường


Dự án "Đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất nắp chai chứa thực phẩm và vỏ bình ắc quy N25" của Công ty CP Nhựa Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh) được thực hiện với hỗ trợ của Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (GCTF). Nhờ đổi mới công nghệ, công ty đã tiết kiệm được chi phí, giảm tiêu hao điện năng đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường.
Công ty CP Nhựa Tân Phú là một doanh nghiệp nhựa hàng đầu, có uy tín trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa bao bì rỗng bằng nhựa PEHD, PET, các loại can, thùng rỗng, các loại két bia, nước ngọt, các loại chai nhiều lớp, vỏ bình ắc quy các loại. Công nghệ và máy móc thiết bị đang sản xuất đã qua nhiều năm sử dụng thuộc thế hệ cũ và đều sử dụng hệ thống thủy lực: Một động cơ công suất lớn sử dụng cho toàn bộ máy với nhiều chức năng khác nhau thông qua các bộ truyền động, do đó, tải của động cơ không đều nên hiệu suất của động cơ điện thấp, tiêu hao năng lượng cao. Những tác động tiêu cực đến môi trường của các máy thế hệ cũ là: Mỗi máy thải ra 400 lít dầu thủy lực/năm; Năng suất nhỏ, tiêu hao điện nhiều dẫn đến suất tiêu thụ điện lớn.

Áp dụng giải pháp SXSH tiết kiệm năng lượng, Công ty thực hiện lắp đặt bộ biến tần cho các máy đang hoạt động để giảm tiêu hao điện năng.
Trên cơ sở kết quả của chương trình SXSH và tiết kiệm năng lượng mà Công ty đã tham gia, chuyên gia của Trung tâm SXSVN và lãnh đạo Công ty đã xây dựng dự án đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện hơn với môi trường bằng thay đổi dòng máy thế hệ cũ ép thủy lực bằng ép điện. Mặt khác, hiệu suất làm việc của máy giảm dần theo thời gian làm việc vì dầu thủy lực khi hoạt động bị ma sát nóng lên nên làm giảm áp suất. Trong máy ép điện thế hệ mới, các chu kỳ hoạt động đựơc điều khiển riêng biệt bằng động cơ điện, đến chu kỳ nào thì động cơ điều khiển chu kỳ đó hoạt động, các động cơ khác không hoạt động nên công suất tiêu tốn giảm đi rất nhiều dẫn đến suất tiêu thụ điện năng/1 kg sản phẩm nhựa giảm đáng kể. Máy ép phun thủy lực sử dụng động cơ điện riêng cho từng bộ phận nên sử dụng điện không bị non tải vì khi bộ phận nào hoạt động thì động cơ của bộ phận đó khởi động. Công suất tiêu thụ thay đổi theo sự biến đổi tải. Trong giai đọan giữ áp suất, động cơ servo giảm tốc độ quay và tiêu thụ ít điện năng.
So với dòng máy ép thủy lực đang sử dụng tại hầu hết các nhà máy nhựa tại Việt Nam, máy thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội như sau: Tiết kiệm được điện năng; Tái sử dụng được 30 - 40% phế liệu nhựa; Thời gian vận hành cho một chu trình được rút ngắn do đó năng suất cao hơn; Sử dụng động cơ điện servo tiết kiệm năng lượng; Giảm lựơng nhớt thủy lực sử dụng cho hai máy ép điện.

Để đánh giá ưu điểm nổi bật này của dòng máy ép điện thế hệ mới, mỗi máy được gắn đồng hồ điện để theo dõi lượng điện năng tiêu thụ của mỗi máy.
Công ty đã đầu tư 135.363 USD để thực hiện dự án. Sau khi hệ thống thiết bị mới đi vào hoạt động ổn định, Trung tâm SXSVN đã tiến hành đánh giá và xác nhận hệ thống thiết bị mới đã giảm tiêu thụ điện năng so với hệ thống thiết bị cũ là 575.271 kWh/năm, cũng đồng nghĩa với giảm phát thải khí nhà kính tương đương 343.437 kg CO2/năm (85% mức dự tính trong dự án). Như vậy dự án đã đạt được mức trả thưởng 25% vốn vay ngân hàng để thực hiện dự án. Đây là mức thưởng cao nhất của Quỹ GCTF cho việc cải thiện môi trường.
Theo Chuyên đề Môi trường công nghiệp - Số 28/2011

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Đổi mới công nghệ với Quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh


ThienNhien.Net – Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường, đầu tư công nghệ mới, sử dụng năng lượng hợp lý… là những giải pháp quan trọng cần được hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ, để đối phó với tình trạng suy thoái môi trường đang diễn ra ngày càng phức tạp. Việc Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (Green Credit Trust Fund – GCTF) ra đời sẽ góp phần thúc đẩy các giải pháp này – bà Nguyễn Lê Hằng, điều phối viên GCTF tại Việt Nam, chia sẻ.

- Xin bà cho biết Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh có mặt tại Việt Nam khi nào?

Bà Nguyễn Lê Hằng: Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) được thành lập từ một sáng kiến hỗ trợ tài chính của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) dành cho các nước đang phát triển, nhằm thúc đẩy đầu tư trung và dài hạn vào công nghệ sạch hơn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Mô hình này đã được SECO triển khai trước đó ở Colombia và Peru (thuộc nhóm quốc gia mục tiêu của chương trình hỗ trợ mà SECO dành cho các nước đang phát triển). Từ kinh nghiệm triển khai tại hai quốc gia này và qua khảo sát đặc điểm, hiện trạng hoạt động của ngành ngân hàng cũng như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ, cuối năm 2007, SECO đã chính thức cho ra mắt Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh tại Việt Nam thông qua sự điều phối của Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam(VNCPC).

 - Liệu đây có phải là một hình thức tín dụng mới ở Việt Nam và có nhận được sự tham gia của các tổ chức tài chính trong nước?

Bà Nguyễn Lê Hằng: Cơ chế hoạt động của GCTF khá khác biệt so với các quỹ hỗ trợ về môi trường khác ở Việt Nam. Nguồn ngân sách của GCTF do SECO cung cấp (5 triệu USD) chỉ bao gồm 2 mục tiêu: hỗ trợ thế chấp thông qua bảo lãnh (2 triệu USD) và trả thưởng cho dự án hoàn thành (3 triệu USD).
Trong khi đó, điểm chung của hầu hết các quỹ khác là “có một nguồn vốn hoạt động riêng” được huy động từ nhiều nguồn khác nhau (như ngân sách nhà nước, nguồn vay tín dụng từ ngân hàng lớn, đối ứng của ban quản lý hay ban điều hành Quỹ, khoản hỗ trợ không hoàn lại từ các dự án, chương trình hợp tác phát triển do nước ngoài tài trợ, …) và do Ban quản lý quỹ điều hành.

Về cơ chế hỗ trợ tài chính, GCTF hỗ trợ bảo lãnh và trả thưởng sau khi dự án được thực hiện thành công, trong khi các quỹ khác cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi. Nguồn tín dụng cấp cho các dự án GCTF là từ các dòng ngân sách dành cho tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp của ba ngân hàng thương mại được VNCPC lựa chọn làm đối tác gồm ACB, Techcombank, và VIB.

- Xin hỏi, tại sao lại là tín dụng XANH?

Bà Nguyễn Lê Hằng: “Xanh” ở đây mang hàm ý về môi trường. Tác động môi trường mà GCTF quan tâm bao gồm: phát thải CO2 (thông qua giảm tiêu thụ nhiên liệu và điện năng), phát thải ODS, PTS, giảm sử dung nước sạch, BOD, COD, TOC, bụi ngoài trời PM10, … Tính chất “xanh” còn thể hiện ở tiêu chí lựa chọn dự án. Dự án thay đổi thiết bị hay công nghệ phải hướng tới việc giảm một chỉ thị tác động xấu đến môi trường ít nhất 30% so với hiện trạng hoặc nếu là trường hợp đầu tư một dây chuyền sản xuất mới thì công nghệ được lập dự án phải thể hiện tính ưu việt về bảo vệ môi trường so với một dự án đầu tư sản xuất thông thường. Bên cạnh đó, GCTF khích lệ doanh nghiệp đầu tư để cải thiện môi trường đạt mức cao hơn so với mức cơ bản đươc pháp luật quy đinh.
Một số dự án đã được thực hiện trong khuôn khổ của Quỹ đã giúp các công ty ứng dụng công nghệ tiến tiến để giảm điện năng tiêu thụ hoặc giảm lượng nước sạch phải khai thác cho sản xuất và lượng phát thải CO2 do tận dụng được năng lượng tái tạo (sinh khối, mặt trời).

- Xin bà cho biết những đối tượng nào sẽ được Quỹ ưu tiên?

Bà Nguyễn Lê Hằng: Nhóm đối tượng mục tiêu của Quỹ, xét về quy mô,  là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có vốn điều lệ dưới 5 triệu USD (trong đó vốn trong nước chiếm ít nhất 51%) và số lượng công nhân viên dưới 1.000 người. Còn với tiêu chí ngành nghề, nhóm mục tiêu bao gồm tất cả các doanh nghiệp có sản xuất công nghiệp (bao gồm cả chế biến nông sản) và một số ngành dịch vụ.

Để tiếp cận GCTF, các DN sẽ phải đệ trình kế hoạch kinh doanh và trải qua các quy trình xét duyệt như: thông qua 3 ngân hàng để vay vốn theo quy trình thực hiện của các ngân hàng này, thông qua Trung tâm sản xuất sạch (VNCPC) xem xét, đánh giá về kỹ thuật của các dự án đầu tư, xác định hiện trạng môi trường trước khi đầu tư và đánh giá mức độ cải thiện môi trường sau khi lắp đặt công nghệ sản xuất mới và thông qua SECO để ký duyệt khi có đầy đủ kết luận của VNCPC và ngân hàng.

- Cho đến thời điểm này, đã có bao nhiêu dự án được hưởng lợi từ GCTF?

Bà Nguyễn Lê Hằng: Quỹ đã nhận được khoảng 50 hồ sơ đăng ký dự án, trong số này có 30 dự án đạt được các điều kiện sàng lọc ban đầu. Từ đó có 18 dự án đã được phê duyệt kỹ thuật và hiện tại có 7 dự án đã giải ngân và 4 dự án đã được trả thưởng. Dự án có giá trị tín dụng lớn nhất là 970.000USD và được trả thưởng ở mức 15%. Ở chiều ngược lại là dự án được giải ngân 101.942USD và được trả thưởng ở mức 25%..

Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ theo khuôn khổ GCTF nằm trong khuôn khổ tiếp cận sản xuất sạch hơn. Áp dụng cách tiếp cận này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tài chính thông qua giảm lãng phí năng lượng và nguyên vật liệu; thu hồi, tái sử dụng được nhiều loại phế phẩm; cải thiện điều kiện làm việc và sức khỏe, giảm phát thải ra môi trường; cải thiện hình ảnh doanh nghiệp và mở ra cơ hội thị trường mới, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì thế việc “xanh” hơn do thực hiện sản xuất sạch hơn là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, hội nhập quốc tế, đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh.

- Xin chân thành cảm ơn bà!

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Doanh nghiệp cơ khí trước cơ hội đổi mới công nghệ


Sáng ngày 03/08, Cục thông tin KH&CN Quốc gia đã tổ chức thành công buổi hội thảo “Phổ biến thông tin công nghệ, thiết bị mới và cách thức tiếp cận các quỹ hỗ trợ trong và ngoài nước” với sự tham dự của đại diện các đơn vị: Cục TT KHCN, , Viện Cơ khí thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Quỹ phát triển KHCN Quốc gia, Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) và JICA Nhật Bản cùng hơn 20 doanh nghiệp trong ngành cơ khí.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Bà Lê Thị Khánh Vân – Phó Cục Trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư đổi mới công nghệ để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cơ khí trong bối cảnh ngành chế tạo cơ khí trong nước còn nhiều nhược điểm. Thống kê của Viện nghiên cứu cơ khí Việt Nam cho thấy, hiện nay trong các doanh nghiệp cơ khí sử dụng trên 70% máy công cụ vạn năng, tính đồng bộ thấp, sản phẩm cơ khí chủ yếu là hàng gia công, đi cùng theo đó là nguồn nhân lực còn hạn chế, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cơ chế chính sách ưu đãi của nhà nước còn khó tiếp cận đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Bà Lê Thị Khánh Vân cũng đề cao thành công của Viện Cơ khí thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong nỗ lực chế tạo thành công máy công cụ CNC “Made in Vietnam”.

Tại hội thảo, PGS. TS. Hoàng Vĩnh Sinh, Trưởng bộ môn GCVL&DCCN(Viện Cơ khí/ĐHBKHN) giới thiệu đến các doanh nghiệp những thành công bước đầu trong việc nghiên cứu và chế tạo máy công cụ điều khiển số (Computerized Numerically Controlled - CNC)  đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam có chi phí cạnh tranh so với các sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Thành công này tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ khí thay thế máy công cụ vạn năng – vốn cho sản phẩm không đồng đều, độ chính xác không cao, năng suất thấp  - bằng máy CNC để tối đa hóa nguồn lực sản xuất.
Tuy đã có giải pháp về công nghệ, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai đầu tư như thiếu năng lực tài chính và khó tiếp cận nguồn vốn do không đủ khả năng thế chấp, ... Chính vì lý do  này, Hội thảo đã giới thiệu đến các doanh nghiệp hai cơ chế hỗ trợ tài chính với các tiêu chí và đối tượng hỗ trợ khác nhau – là cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn trong quá trình nghiên cứu cũng như đổi mới công nghệ.

Quỹ Ủy Thác Tín Dụng Xanh – Tiếp sức cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ

Bà Nguyễn Lê Hằng – Điều phối viên chương trình GCTF cho biết mục tiêu hoạt động của GCTF là thúc đẩy đầu tư trung và dài hạn cho công nghệ sạch hơn nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và đóng góp cho sự phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam. Với các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, Quỹ sẽ hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư công nghệ sạch hơn với mức bảo lãnh tối đa 50% tổng giá trị khoản vay (tối đa 500.000 đô la/dự án) và trả thưởng tối đa 25% tổng giá trị khoản vay (tối đa 200.000 đô la/dự án).
Điều này có nghĩa là, với doanh nghiệp đủ điều kiện được Quỹ hỗ trợ, khi cần vay ngân hàng 1 tỉ đồng để thực hiện dự án thì Quỹ sẽ bảo lãnh 50% tổng giá trị vay tương đương với 500 triệu đồng. Sau khi công nghệ mới đã được lắp đặt và vận hành ổn định, doanh nghiệp sẽ tiếp tục được Quỹ trả thưởng tối đa 25% tổng giá trị khoản vay. Một ví dụ thực tiễn là một doanh nghiệp ngành nhựa ở Việt Nam đã thay đổi 2 máy ép thuỷ lực bằng 2 máy ép sử dụng động cơ riêng cho từng bộ phận giúp giảm tiêu hao điện năng cho 1 kg sản phẩm nhựa đạt trên 50%. Doanh nghiệp này đã được hỗ trợ bảo lãnh vay vốn tín dụng và nhận được mức trả thưởng 25%.

Mức trả thưởng sẽ dựa vào tỉ lệ cải thiện môi trường khi áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường vào sản xuất. Tỉ lệ cải thiện môi trường đạt trên 30%, mức trả thường sẽ là 15%. Tỉ lệ trên 50%, mức trả thưởng sẽ là 25%. Ngân sách của GCTF là 5 triệu đô la do SECO (Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ) cấp, trong đó, 3 triệu đô la dành để trả thưởng và 2 triệu đô la dùng cho bảo lãnh.
Các đối tượng chính nhận được hỗ trợ của dự án là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ (nhà hàng/dịch vụ ăn uống, khách sạn/trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại, khu vui chơi - giải trí, tòa nhà văn phòng, cơ sở giặt là/nhuộm) có nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng sạch hơn. Quy mô của các khoản vay từ 10.000 đến 1 triệu đô la Mỹ.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED)

Bà Ngô Phương Lan – Phó giám đốc điều hành của Quỹ cho biết, NAFOSTED trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện các hoạt động: (1) tài trợ một phần (lên đến 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài) cho cá nhân/đơn vị thực hiện đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ; (2) cho vay vốn với mức vay tối đa 70% tổng đầu tư của dự án nhưng không quá 10 tỷ đồng thời hạn không quá 3 năm để thực hiện dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ; (3) bảo lãnh vay vốn tối đa 3 tỷ đồng cho 1 dự án hoặc 4,5 tỷ đồng/doanh nghiệp để thực hiện dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tiêu biểu là dự án “Nghiên cứu, thiết kế, chế tao, lắp ráp, hạ thủy giàn khoan 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” có mức tài trợ lên đến 112,9 tỷ đồng. 

Tham gia vào hội thảo còn có JICA – Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản – giới thiệu chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức: hợp tác kỹ thuật, đào tạo nghề và kỹ năng quản lý, hỗ trợ tài chính và đặc biệt thực hiện các dự án nhằm tăng cường trách nhiệm của khu vực công trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một điểm sáng trước tình trạng thủ tục hành chính ở Việt Nam còn rườm ra, quan liêu. 

Các đại biểu tham gia hội thảo đánh giá cao các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do JICA và các Tổ chức Quỹ mang lại, tuy nhiên có nhiều ý kiến đề nghị nên đơn giản thủ tục hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và cần có các chế tài cụ thể chặt chẽ trong việc giải ngân buộc doanh nghiệp cam kết đạt hiệu quả trong việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích; xác định các tiêu chí ưu tiên cụ thể khi doanh nghiệp tham gia chương trình, mở rộng loại hình doanh nghiệp được hỗ trợ..../.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Dự án nhựa Tân Phú


Công ty nhựa Tân Phú được thành lập từ năm 1977,  là một đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất các sản phẩm từ nhựa với đội ngũ hơn 380 cán bộ quản lý giỏi và lực lượng kỹ thuật có tay nghề vững vàng. Các sản phẩm chính của Tân Phú bao gồm két bia/ nước giải khát, vỏ bình ắc quy, can, thùng, chai.  

Tuy nhiên, với công nghệ của máy ép thủy lực đã lạc hậu, quá trình sản xuất ra các sản phẩm nhựa để tạo ra các chất thải rắn (nhựa vụn, vật liệu bao gói, dầu thủy lực thải), chất thải khí hơi từ plastic và các năng luộng lãng phí từ các thiết bị ép thủy lực đã lạc hậu về công nghệ gây lãng phí nhiên liệu và độc hại môi trường sống, đặc biệt là sức khỏe của lao động trực tiếp.

Bước đột phá về công nghệ

Được sự tư vấn của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Công ty Cổ phần Tân Phú đã đăng ký dự án thay đổi công nghệ với Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) với mong muốn làm giảm chi và sản xuất các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.

Với tổng vốn vay tín dụng là 283,000 USD, hai máy ép phun thủy lực lạc hậu đã đươc đầu tư thay thế bằng hai máy ép phun thế hệ mới với mô-tơ được thiết kế để vận hành hiệu quả về tiêu thu điện năng. Trong dự án này, Tân Phú đã được GCTF bảo lãnh 50% giá trị khoản vay tín dụng của Ngân hàng ACB. Bên cạnh đó, công ty cũng đã được thụ hưởng khoản trả thưởng tương đương 25% giá trị tín dụng tương đương 70,750 USD.

Những lợi ích thiết thực từ dự án

Hai máy ép điện mới đi vào hoạt động đã chứng tỏ hiệu quả cao về tiêu thụ điện năng so với thiết bị cũ. Cụ thể, hai thiết bị mới đã làm giảm 88,8% và 14,7% tiêu hao năng lượng điện tương đương với 575.271 kWh điện mỗi năm so với thiết bị cũ. Hơn nữa, việc triển khai sản xuất trên hai máy mới cũng cho năng suất cao hơn trước 71% và 50%.

Bên cạnh đó, hai thiết bị này còn cho phép tái sử dụng nhựa thải, nhờ đó đã làm giảm đáng kết lượng chất thải rắn phát sinh. Dự án cũng loại trừ việc sử dụng 400 lít dầu thủy lực mỗi năm, góp phần giảm lượng phát thải ra môi trường. Cụ thể, lượng tiêu hao năng lượng và lượng khí nhà kính giảm 882,621 kWh/năm và 508.7 tấn CO2/năm.

Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ mới đã tạo những cải thiện khác đáng chú ý như độ an toàn, chất lượng sản phẩm, giảm tiêu thụ hạt nhựa nguyên sinh, giảm thải dầu thủy lực, giảm chi phí bảo dưỡng…

Năm 2009, Tân Phú đạt doanh thu là 11,9 triệu.

Việc đầu tư công nghệ thành công với hỗ trợ tài chính từ GCTF trong lần đầu này đã tạo tiền đề để  Tân Phú tiếp tục hợp tác dự án tiếp theo với Quỹ vào năm 2010, đồng thời Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nhựa Tân Phú đã định hướng cho hoạt động sản xuất tập trung nỗ lực vào việc giảm tiêu thụ tài nguyên, với cam kết “Chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá thành hợp lý và Hậu mãi chu đáo”./.

Thu Nga

Tiết kiệm năng lượng đi đôi với sản xuất sạch hơn





Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Sản xuất sạch hơn cùng hơn 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc tỉnh Bắc Ninh đã tới tham dự hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Vững – Phó Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Bắc Ninh nói: “Để thực hiện sản xuất sạch hơn trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, hôm nay, chúng ta về đây cùng nhau tập trung thảo luận để nắm rõ hơn về sản xuất sạch nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, giữ gìn nâng cao sức khỏe cho lao động và công đồng dân cư, sản xuất mang tính chất sạch và bền vững…”

Đại diện Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh tại Việt Nam, Bà Nguyễn Lê Hằng – Điều phối viên đã giới thiệu một số cơ chế hỗ trợ tài chính của GCTF giúp các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới để giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất sạch và thân thiện hơn với môi trường đồng thời giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng  hơn 800 doanh nghiệp. Đa số là các doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ thuộc ngành công nghiệp nông thôn, việc đầu tư công nghệ và trang thiết bị mới là rất khó khăn. Nhà nước đã có  chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này gặp nhiều trở ngại do giá trị thế chấp nhỏ, không có khả năng bảo lãnh tín dụng. Những chính sách hỗ trợ tài chính của Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh là phương án phù hợp để giải quyết khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh.

Với các dự án đầu tư công nghệ sạch hơn, giảm thiểu các tác động đến môi trường, GCTF sẽ bảo lãnh tối đa 50% tổng giá trị khoản vay và trả  thưởng tối đa 25% tổng giá trị khoản vay cho các dự án đầu tư công nghệ sạch hơn từ trung đến dài hạn. Ví dụ đơn giản, nếu doanh nghiệp có dự án đầu dây truyền sản xuất mới trị giá 100.000 USD phù hợp với các tiêu chí hỗ trợ của Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh, Quỹ sẽ bảo lãnh 50.000 USD. Sau khi dự án đi vào hoạt động ổn định, GCTF sẽ trả thưởng cho doanh nghiệp 15 – 25% giá trị dự án nếu dự án làm cải thiện môi trường từ 30% - 50%, doanh nghiệp chỉ phải trả ngân hàng 75 – 85% dự án.

Kết thúc buổi hội thảo, Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh cùng Hội làm vườn của tỉnh đã đi khảo sát thực tế hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp trong tỉnh. Tại huyện Thuận Thành, đoàn khảo sát đã có dịp đến thăm trang trại nuôi lợn của bác Đẩu. Đây là một trang trại lớn với hơn 3.500 con trên diện tích 5 ha. Bác Đẩu đã ứng dụng công nghệ Bioga vào xử lý nước thải trong chăn nuôi, sử dụng khí gas thu được để chế biến thực phẩm cho lợn và phục vụ hoạt động sản xuất. Trong thời gian tới, bác Đẩu dự định sẽ mở rộng cơ sở sản xuất song song với việc đầu tư công nghệ xử lý nước thải. Khác với dự án của bác Đẩu, doanh nghiệp dệt sợi của cô Ngừng thuộc huyện Tiên Du muốn đầu tư máy se sợi công nghệ mới để giảm tiếng ồn, tiết kiệm điện năng, tăng năng suất lao động. Theo đánh giá của Quỹ, đây đều là các dự án có tính khả thi cao.

Thu Nga