Quỹ GCTF được vận hành với sự tham gia của các cơ quan tài
chính, Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam, Trung tâm tham vấn tại Thụy
Sỹ và Cục kinh tế Liên bang Thụy Sỹ
Cơ quan tài chính: SECO đã tiến hành khảo sát và chọn làm các đối tác tài chính – là các NHTM đang hoạt động tại VN – sau đây vào Quỹ với chức năng thực hiện việc thẩm định chuyên môn và cung cấp vốn vay tới các Dự án đầu tư của DN:
Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB: www.acb.com.vn
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank: www.techcombank.com.vn
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB: www.vib.com.vn
Cơ quan tư vấn kỹ thuật
Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam – VNCPC: www.vncpc.vn
Đơn vị tiền thân của Công ty TNHH Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC)- là Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam – được thành lập vào tháng 4 năm 1998 tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. VNCPC được coi là cơ quan hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn (SXSH). Mục đích các hoạt động của VNCPC là đóng góp cho sự phát triển bền vững thông qua việc thúc đẩy thực hiện và quảng bá các quá trình sản xuất công nghiệp có hiệu quả về mặt sinh thái. Các nhóm đối tượng quan tâm của VNCPC bao gồm các đơn vị sản xuất công nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ. VNCPC cũng đã được xây dựng và duy trì hệ thống quản lý cấp các chứng chỉ ISO 9001 và ISO 14001 từ tháng 2 năm 2002VNCPC hiện có 16 nhân viên có trình độ và kỹ năng phù hơp để thực hiện các dịch vụ: Tư vấn và đào tạo về SXSH, sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả; Đánh giá, tư vấn và chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường; Tư vấn và đào tạo CSR, OHS, EMS, Đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững, Bảo dưỡng Công nghiệp, CDM; Đánh giá, tư vấn và chuyển giao công nghệ xử lý nước thải; Tư vấn tiếp cận các nguồn tài chính ưu đãi cho các dự án đổi mới công nghệ;
Trong những năm qua, VNCPC đã thực hiện nhiều hội thảo, hội nghị nhằm quảng bá SXSH cho các tỉnh thành trên cả nước. Đến nay đã có 100 chuyên gia tư vấn SXSH được VNCPC đào tạo và cấp chứng chỉ. Bên cạnh đó, 20 trường đại học công lập và dân lập đã lồng ghép SXSH vào các chương trình giảng dạy của mình. Ngoài ra VNCPC cũng đã tham gia dự thảo chính sách cho Chiến lược môi trường Quốc gia giai đoạn 2000-2010, Chương trình hành động Quốc gia về Sản xuất sạch hơn giai đoạn 2000-2005 và gần đây nhất là đóng góp ý kiến cho Chiến lược SXSH trong Công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 7/9/2009. VNCPC cũng đã cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thành công Hội nghị bàn tròn Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 7 về Sản xuất và Tiêu thụ Bền vững tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2007.
Trong giai đoạn 2005 – 2009, VNCPC đã triển khai trên 200 đánh giá SXSH và các vấn đề cải tiến khác có liên quan trong các ngành khác nhau như dệt nhuộm, giấy và bột giấy, hoàn tất kim loại, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm và đồ uống và thủy sản, tinh bột sắn, hóa chất, cao su, sản phẩm gỗ, đóng tàu, … Cho tới nay các doanh nghiệp tham gia chương trình đánh giá SXSH của VNCPC đã đầu tư khoảng 3,4 triệu USD để thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn và thu được lợi ích kinh tế là cắt giảm chi phí sản xuất hàng năm khoảng 3,3 triệu USD (nghĩa là thời gian hoàn vốn trung bình của đầu tư cho các giải pháp SXSH khoảng 1 năm) thông qua giảm tiêu thụ đầu vào cho sản xuất hàng năm trêng 1 triệu m3 nước tiêu thụ, 700 tấn hoá chất và khoảng 12 triệu kWh điện.
Trung tâm tham vấn Thụy Sĩ: Tư vấn kỹ thuật cho VNCPC đối với các dự án có mức vay vốn lớn.
Cơ quan thiết kế và tài trợ của Quỹ
Cục kinh tế liên bang Thụy Sĩ (SECO): www.seco-cooperation.ch chịu trách nhiệm các vấn đề về kinh tế và thương mại trong nước cũng như các nhiệm vụ kinh tế quốc tế của Thụy Sĩ. Một trong những nhiệm vụ đó là xác định sự phát triển các hợp tác trong vấn đề kinh tế và thương mại có ưu tiên với một số nước được lựa chọn. Một số các hợp tác đã triển khai thành công đó là thành lập và hỗ trợ các Trung tâm Sản xuất sạch hơn ở những nước này trong đó có Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam.
Nguồn: www.http://gctf.vn/co-cau-van-hanh-quy-gctf/
Cơ quan tài chính: SECO đã tiến hành khảo sát và chọn làm các đối tác tài chính – là các NHTM đang hoạt động tại VN – sau đây vào Quỹ với chức năng thực hiện việc thẩm định chuyên môn và cung cấp vốn vay tới các Dự án đầu tư của DN:
Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB: www.acb.com.vn
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank: www.techcombank.com.vn
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB: www.vib.com.vn
Cơ quan tư vấn kỹ thuật
Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam – VNCPC: www.vncpc.vn
Đơn vị tiền thân của Công ty TNHH Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC)- là Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam – được thành lập vào tháng 4 năm 1998 tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. VNCPC được coi là cơ quan hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn (SXSH). Mục đích các hoạt động của VNCPC là đóng góp cho sự phát triển bền vững thông qua việc thúc đẩy thực hiện và quảng bá các quá trình sản xuất công nghiệp có hiệu quả về mặt sinh thái. Các nhóm đối tượng quan tâm của VNCPC bao gồm các đơn vị sản xuất công nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ. VNCPC cũng đã được xây dựng và duy trì hệ thống quản lý cấp các chứng chỉ ISO 9001 và ISO 14001 từ tháng 2 năm 2002VNCPC hiện có 16 nhân viên có trình độ và kỹ năng phù hơp để thực hiện các dịch vụ: Tư vấn và đào tạo về SXSH, sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả; Đánh giá, tư vấn và chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường; Tư vấn và đào tạo CSR, OHS, EMS, Đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững, Bảo dưỡng Công nghiệp, CDM; Đánh giá, tư vấn và chuyển giao công nghệ xử lý nước thải; Tư vấn tiếp cận các nguồn tài chính ưu đãi cho các dự án đổi mới công nghệ;
Trong những năm qua, VNCPC đã thực hiện nhiều hội thảo, hội nghị nhằm quảng bá SXSH cho các tỉnh thành trên cả nước. Đến nay đã có 100 chuyên gia tư vấn SXSH được VNCPC đào tạo và cấp chứng chỉ. Bên cạnh đó, 20 trường đại học công lập và dân lập đã lồng ghép SXSH vào các chương trình giảng dạy của mình. Ngoài ra VNCPC cũng đã tham gia dự thảo chính sách cho Chiến lược môi trường Quốc gia giai đoạn 2000-2010, Chương trình hành động Quốc gia về Sản xuất sạch hơn giai đoạn 2000-2005 và gần đây nhất là đóng góp ý kiến cho Chiến lược SXSH trong Công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 7/9/2009. VNCPC cũng đã cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thành công Hội nghị bàn tròn Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 7 về Sản xuất và Tiêu thụ Bền vững tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2007.
Trong giai đoạn 2005 – 2009, VNCPC đã triển khai trên 200 đánh giá SXSH và các vấn đề cải tiến khác có liên quan trong các ngành khác nhau như dệt nhuộm, giấy và bột giấy, hoàn tất kim loại, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm và đồ uống và thủy sản, tinh bột sắn, hóa chất, cao su, sản phẩm gỗ, đóng tàu, … Cho tới nay các doanh nghiệp tham gia chương trình đánh giá SXSH của VNCPC đã đầu tư khoảng 3,4 triệu USD để thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn và thu được lợi ích kinh tế là cắt giảm chi phí sản xuất hàng năm khoảng 3,3 triệu USD (nghĩa là thời gian hoàn vốn trung bình của đầu tư cho các giải pháp SXSH khoảng 1 năm) thông qua giảm tiêu thụ đầu vào cho sản xuất hàng năm trêng 1 triệu m3 nước tiêu thụ, 700 tấn hoá chất và khoảng 12 triệu kWh điện.
Trung tâm tham vấn Thụy Sĩ: Tư vấn kỹ thuật cho VNCPC đối với các dự án có mức vay vốn lớn.
Cơ quan thiết kế và tài trợ của Quỹ
Cục kinh tế liên bang Thụy Sĩ (SECO): www.seco-cooperation.ch chịu trách nhiệm các vấn đề về kinh tế và thương mại trong nước cũng như các nhiệm vụ kinh tế quốc tế của Thụy Sĩ. Một trong những nhiệm vụ đó là xác định sự phát triển các hợp tác trong vấn đề kinh tế và thương mại có ưu tiên với một số nước được lựa chọn. Một số các hợp tác đã triển khai thành công đó là thành lập và hỗ trợ các Trung tâm Sản xuất sạch hơn ở những nước này trong đó có Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam.
Nguồn: www.http://gctf.vn/co-cau-van-hanh-quy-gctf/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét