Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2012, có 1.664 doanh nghiệp (DN) giải thể và 1.595 DN tạm ngừng hoạt động. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo giải quyết việc làm cho người lao động Chính phủ đã có nhiều giải pháp đảm bảo tăng trưởng tín dụng hợp lý để vừa tháo gỡ khó khăn, vừa thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát; bảo đảm tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, ổn định tỷ giá; hỗ trợ tín dụng xây dựng nhà cho các đối tượng xã hội, người có thu nhập thấp.
Nhằm khuyến khích các DNVVN của Việt Nam đầu tư thay thế các thiết bị/công nghệ cũ đang sử dụng bằng các thiết bị/công nghệ mới thân thiện với môi trường cũng như khuyến khích các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư công nghệ mang lại lợi ích về môi trường, những năm qua Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh do Thuỵ Sĩ tài trợ (Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam điều phối) đã hỗ trợ tài chính cho các DNVVN bằng cách hỗ trợ bảo lãnh (tối đa 50% giá trị tín dụng) và hoàn trả một phần (tới 25%) của vốn đầu tư dựa trên tác động môi trường được giảm nhẹ do dự án mang lại. Để hiểu rõ hơn về sự hỗ trợ này, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với Ms. Nguyễn Lê Hằng, Điều phối viên Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh.
PV: Xin cho biết, vai trò của Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh đối với các DN vừa và nhỏ ?
Ms. Hằng: Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (gọi tắt là GCTF) được thành lập từ một sáng kiến hỗ trợ tài chính của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) dành cho các nước đang phát triển, nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trung và dài han vào công nghệ sạch hơn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đối tượng hỗ trợ tài chínhcủa GCTF là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của Việt Nam. Những doanh nghiệp này thường hay gặp phải những trở ngại như: thiếu vốn, khó tiếp cận với nguồn tín dụng từ ngân hàng do không đủ tài sản thế chấp, … khi đứng trước những hạng mục đầu tư lớn (đổi mới thiết bị/công nghệ). Chính vì thế, Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh thiết kế 2 hình thức hỗ trợ tài chính song hành cho nhóm đối tượng này, bao gồm:
(1) phát hành thư bảo lãnh tín dụng đối với 50% giá trị khoản tín dụng mà doanh nghiệp được ngân hàng phê duyệt ;
(2) trả thưởng cho doanh nghiệp tới 25% giá trị khoản vay tín dụng khi dự án đầu tư đạt được mức độ cải thiện môi trường nhất định. Trả thưởng ở đây có nghĩa là GCTF sẽ ‘thưởng’ cho doanh nghiệp thông qua trả hộ doanh nghiệp một phần nợ với ngân hàng.
Hệ thống tuyển nổi bằng không khí hòa tan (DAF) của công ty TNHH Giấy Bắc Hà
mới được đưa vào sử dụng nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Ủy Thác TÍn Dụng Xanh
PV : Làm thế nào để các DN tiếp cận nguồn vốn của Quỹ ?
Ms. Hằng: Xin được làm rõ là Qũy không giữ vai trò cấp vốn cho các dự án. Toàn bộ nguồn tín dụng cho doanh nghiệp là sẽ do các ngân hàng đã có cam kết với Quỹ cung cấp. Vai trò của Quỹ là hỗ trợ thế chấp thông qua bảo lãnh và trả thưởng.
Mọi DNVVN của Việt Nam (trên 50% sở hữu trong nước) của các ngành công nghiệp và một số ngành dịch vụ (khách sạn, tòa nhà, nhà hàng,khu dịch vụ vui chơi giải trí, giặt là) đều có thể đăng ký tìm kiếm hỗ trợ tài chính của Quỹ khi có các dự định thay đổi thiết bị/công nghệ phù hợp.
Các doanh nghiệp có thể tìm thấy biểu mẫu đăng ký dự án với GCTF thông qua trang web http://gctf.vn, điền thông tin của doanh nghiệp và dự án và gửi về ban điều phối GCTF tại Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam qua địa chỉ email : hang.nl@vncpc.org. Bên cạnh đó Doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận với Quỹ qua các cán bộ đầu mối tại các ngân hàng :
(2) chieultt@acb.com.vn (bà Lê Thị Thường Chiếu – ACB)
(3) hoai.NK@vib.com.vn (Bà Nguyễn Thị Khánh Hoài – VIB)
PV : Sau một thời gian triển khai, Quỹ có gặp những thuận lợi và khó khăn gì ?
Với sự hỗ trợ của Quỹ Ủy Thác Tín Dụng Xanh, Cty Nhựa Tân Phú
đầu tư công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, cũng có những trường hợp đã xảy ra là doanh nghiệp xây dựng được những dự án khả thi về tiêu chí kỹ thuật của Quỹ những bản thân họ lại có những vấn đề tài chính riêng mà ngân hàng không chấp thuận cung cấp tín dụng ví dụ nợ xấu, không đủ tài sản thế chấp (mặc dù đã tính tới phần hỗ trợ bảo lãnh của GCTF, đang có quá nhiều khoản nợ song song, …)
Về những thuận lợi, bản thân việc trả thưởng như vừa đề cập ở trên cũng có thể được xem như một thuận lợi nên doanh nghiệp xác định được rõ điều này. Bên cạnh đó, một trong yếu tố có tác động tới việc doanh nghiệp quyết đổi mới thiết bị/công nghệ là khuôn khổ chính sách của nhà nước, ví dụ Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa, Luật bảo vệ môi trường, …
PV : Hoạt động của Quỹ trong thời gian tới ?
Chúng tôi tiếp tục các hoạt động truyền thông để quảng bá Quỹ tới các nhóm mục tiêu. Các dự án đã tiếp cận tới Quỹ sẽ được triển khai theo đúng lộ trình đã thống nhất với doanh nghiệp và ngân hàng.
PV : Xin cảm ơn… về cuộc trao đổi này.
Tạp chí Môi trường Số 04/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét